Nắm được những nguyên tắc cơ bản này, việc học nấu ăn của bạn sẽ trở nên dễ dàng, suôn sẻ và tràn đầy hứng thú! Bạn sẽ làm được các món ngon để đãi gia đình và người thân trong các dịp sum vầy, lễ tết.
1. Chọn những công thức thật đơn giản
Chắc chắn bạn sẽ muốn những lần đầu nấu ăn của mình được suôn sẻ và nhận được nhiều lời khen từ những người thưởng thức món ăn; tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn cần phải chọn những món thật mới lạ hay phức tạp với những nguyên liệu khó kiếm. Hãy tìm đến những công thức đơn giản, nguyên liệu quen thuộc và bạn sẽ dễ dàng thành công hơn đấy!
2. Đọc công thức
Có những bạn chỉ quen đọc sơ công thức và cho rằng quan trọng nhất là nắm được phần nguyên liệu có những gì rồi ngay lập tức đi mua đồ về nấu. Đây là một trong những sai lầm cơ bản của những người mới học nấu ăn. Bạn không những cần phải nắm được các nguyên liệu cần có mà còn phải nắm được bạn sẽ cần những dụng cụ gì trong quá trình nấu? Một số món đòi hỏi lò nướng hoặc lò vi sóng; một số món khác lại đòi hỏi nồi hấp hay nồi chiên… và nếu không có chúng bạn khó mà thành công được. Chính vì vậy hãy đọc kỹ công thức trước khi bắt tay vào làm món ăn nhé!
3. Ước lượng thời gian nấu
Điều này rất quan trọng khi bạn chỉ có một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành bữa ăn. Một vài công thức có đưa ra ước lượng thời gian nấu; bạn nên cộng thêm khoảng 10 – 15 phút để được thoải mái hơn trong quá trình chuẩn bị. Bạn cũng có thể mua các loại thực phẩm đã được sơ chế sẵn để rút gọn thời gian nấu của mình.
4. Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng trước khi bắt đầu nấu
Bạn có thể thấy mẹ hay bà của mình thường rửa rau, thái hành hay sơ chế các nguyên liệu phụ trong khi nấu món chính và thấy điều đó thật tuyệt. Tuy nhiên nếu mới bắt đầu làm bếp bạn không nên học thói quen này mà nên chuẩn bị tất cả các nguyên liệu sẵn sàng cạnh bếp nấu để quá trình nấu sẽ không xảy ra trục trặc nào do vội vàng như đứt tay, trào nước dùng, nát nguyên liệu…
5. Giữ vệ sinh
Luôn rửa tay với xà phòng trước và sau khi sơ chế đồ ăn, đặc biệt là khi bạn phải tiếp xúc với các thực phẩm sống như thịt, cá, trứng… Ngoài ra nếu muốn giữ quần áo sạch sẽ thì một chiếc tạp dề là thứ không thể thiếu trước khi bạn bắt đầu vào bếp.
6. Đồ ăn sống và chín
Không bao giờ đựng đồ ăn chín vào đĩa, thớt hay các bề mặt bạn đã để thịt, cá, trứng sống. Đối với các bề mặt này bạn cần rửa thật sạch với nước nóng và bằng xà phòng để đảm bảo làm sạch vi khuẩn hoàn toàn. Đồ ăn chín khi đã bày lên đĩa cần được để ra bàn riêng là tốt nhất.
Theo Afamily
Bài Liên Quan :
Các món nộm ngon cho ngày TếtNộm là món ngon ngày tết được nhiều người ưa thích vì nó giúp trung hòa lượng đạm. Chế biến món ngon này ăn kèm với các món khác n…
Bí quyết chọn giò ngon cho ngày TếtGiò là một món ăn ngon nhiều người ưa thích, nhưng bạn có biết cách chọn giò ngon? Dưới đây mình sẽ giới thiệu cho bạn một vài mẹo…
Món ngon ngày Tết : Chân giò muối Món chân giò muối không những cực kỳ thơm ngon mà còn có thể trở thành một món ngon ăn "chống cháy" trong những ngày Tết bận rộn. …
Mẹo phân biệt thịt bò, thịt trâu, thịt lợnKhông phải chị em nào cũng biết cách phân biệt rõ thịt bò, thịt trâu, thịt lợn khi đi chợ. Thịt bò là loại thịt dễ bị những người …
Mẹo chọn gà ta ngon cho dịp TếtGà ta là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng gia tiên của mỗi gia đình. Chắc chắn trong mâm cơm cúng tổ tiên hoặc mâm cỗ ng…